Biên bản và tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh Việt Nam

Đối với xây dựng thì nghiệm thu là một trong những công việc cực kỳ quan trọng để đánh giá, bàn giao công trình trước khi sử dụng. Đặc biệt, trong đó có phần việc lắp đặt thiết bị vệ sinh. Không như nhiều đồ dùng nội thất khác, thiết bị vệ sinh phải chịu nhiều hơn các tác động ngoại lực.(áp lực nước; nhiệt độ thay đổi,…) nhưng lại sử dụng trong thời gian rất dài. Do đó, chất lượng thi công lẫn chất lượng của các sản phẩm này rất được quan tâm. Và thực tế cho thấy, nhà nước ta đã ban bố tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh đối với các công ty thiết bị.

Năm 2005, nhà nước Việt Nam công cố văn bản pháp luật chính thức TCVN 6073:2005 “Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh”. Trong nội dung văn bản này có đề.cập rất rõ về yêu cầu cụ thể với từng thiết bị vệ sinh, cách ghi nhãn từng loại. Và cho dù bạn là người tiêu dùng hay chủ thầu xây dựng trong ngành thiết bị thì đều nên biết. Để bảo vệ bản thân khỏi những thiệt hại không đáng có. Cụ thể thế nào, hãy cùng tham khảo dưới đây:

1. Nguyên tắc chung khi nghiệm thu thiết bị vệ sinh

tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh

1.1. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc lắp đặt mạng lưới cấp thoát nước sinh hoạt, thoát nước mưa, cấp nước nóng các nồi hơi cấp nhiệt độ để đun nước nóng và nồi hơi trong các nhà ở, nhà công cộng, nhà công nghiệp và các công trình phụ khác.

1.2. Lắp đặt thiết bị kỹ thuật vệ sinh và thiết bị nhiệt trong nhà phải thực hiện theo đúng thiết kế đã duyệt. Khi có những khác biệt so với khi thiết kế làm thay đổi các nguyên tắc của giải pháp đã chọn hoặc có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững hay hiệu quả làm việc của các hệ thống và nồi hơi thì phải thoả thuận với cơ quan thiết kế, những khác biệt đã thoả thuận với thiết kế phải ghi vào bản vẽ hoàn công và sau khi hoàn thành công trình, các bản vẽ đó phải giao cho bên đặt hàng.

1.3. Vật liệu thiết bị và thành phần dùng cho việc lắp đặt hệ thống, thiết bị vệ sinh trong nhà cần phải tuân theo những quy định các tiêu chuẩn hiện hành.

Lắp đặt thiết bị và phụ tùng cần phải tiến hành theo đúng quy định của nhà máy chế tạo.

1.4. Lắp đặt các hệ thống kỹ thuật vệ sinh trong nhà, nên tiến hành bằng phương pháp công nghiệp hoá. Gá lắp trước các mối nối, các chi tiết của đường ống và các thiết bị khác tại xưởng chế tạo hoặc nhà máy.

1.5. Khi thi công hệ thống kỹ thuật vệ sinh trong nhà, cần đảm bảo các yêu cầu của quy phạm an toàn lao động trong xây dựng, cũng như các tiêu chuẩn về vệ sinh và phòng cháy hiện hành.

1.6. Để tiến hành lắp đặt, bên đặt hàng phải giao cho bên thi công hồ sơ kỹ thuật.vào thời hạn đã xác định, nội dung và khối lượng công việc đã quy định trong hợp đồng về xây dựng cơ bản và hướng dẫn tạm thời về cơ cấu và cách bố trí các bản vẽ kỹ thuật nhà ở và công trình.

1.7. Lắp đặt thiết bị vệ sinh chỉ nên tiến hành khi địa điểm và khu vực xây dựng đã được chuẩn bị xong.

1.8. Các tài liệu kỹ thuật giao cho các cơ quan xây lắp phải đầy đủ 3 bộ gồm các bản vẽ thi công có đầy đủ thuyết minh và dự toán.

1.9. Bộ bản vẽ thi công cần có tờ đầu đề của đồ án, các mặt bằng, mặt cắt công trình, trên đó có thể hiện các hệ thống, sơ đồ đường ống cấp nước, các mặt cắt dọc theo ống đứng thoát nước, chi tiết của các hệ thống hoặc các chỉ dẫn ở các bản vẽ điển hình.

Chú thích: Các bộ phận kết cấu xây dựng cần thiết cho việc.lắp đặt các hệ thống kĩ thuật vệ sinh bên trong nhà và cho việc xây dựng nồi hơi (móng thiết bị, sàn công tác, mương dẫn…). Cần thể hiện trong bản vẽ kiến trúc, kết cấu của thiết kế.

1.10. Ngoài các giải pháp kỹ thuật cơ bản trong bản thiết kế cần ghi rõ các yếu tố kỹ thuật, phương pháp thi công của đường ống, máy bơm,

1.11. Bản thiết kế thi công phần kỹ thuật vệ sinh đầy đủ, chính xác.

1.12. Bản vẽ thiết kế thi công thiết bị kỹ thuật vệ sinh bên trong nhà cần phải được kỹ sư trưởng của đơn vị thi công duyệt.

1.13. Việc lắp đặt các đường ống cấp và thoát nước, cần được kiểm tra ngay từ khi khởi công công trình.

1.14. Độ lệch cho phép về kích thước kết cấu xây dựng trong quá trình thi công hệ thống kỹ thuật vệ sinh bằng phương pháp công nghiệp hoá, không được vượt quá các trị số quy định. 

1.15. Các công việc cần kiểm tra trước khi tiến hành lắp đặt các thiết bị vệ sinh và thiết bị nhiệt trong nhà.

1.16. Kích thước lỗ và rãnh để đặt ống trong nhà nếu không có trong thiết kế được quy định rõ ràng.

1.17. Trong các phòng có lớp tráng hay lớp ốp mặt thì ở những chỗ đặt thiết bị đun, thiết bị vệ sinh, đường ống phải được hoàn thiện trước khi thiết bị và đường ống. Trường hợp cần đặt gắn vào tường hay vách ngăn phải được đặt trước khi trát hay ốp mặt.

1.18. Khi thi công xây dựng xen kẽ với việc lắp đặt thiết bị vệ sinh cần phải tiến hành theo trình tự.

1.19. Sau khi lắp đặt đường ống điều chỉnh ống phải chèn cẩn thận các lỗ trên sàn, tường và vách ngăn.

1.20. Thành rãnh đặt ống ngầm ở tường ngoài cần phải trát.vữa trước khi đặt ống. Rãnh ở tường nhà không nhất thiết phải trát vữa trước.

Tìm hiểu thêm Hợp quy thiết bị vệ sinh là gì? Vì sao đại lý cần có?

2. Nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh

nghiệm thu thiết bị vệ sinh

2.1. Các thuật ngữ trong nghiệm thu thiết bị

BMC (visible surface) – viết tắt của “bề mặt chính”. Đây là mặt nhìn thấy được của sản phẩm sau khi lắp vào vị trí sử dụng.

BMLV (water surface) – viết tắt của “bề mặt làm việc”. Cách gọi của bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước khi sản phẩm hoạt động.

BMK (invisible surface) – viết tắt của “bề mặt khuất”. Bề mặt khuất không thể nhìn thấy khi sản phẩm đã lắp vào vị trí sử dụng. Đặc biệt, bề mặt khuất không tráng men.

BMLR (installation surface) – viết tắt của “bề mặt lắp ráp”. Thường bị nhầm như BMK nhưng bề mặt lắp ráp phải tiếp xúc với nền, tường hoặc giá đã khi lắp đặt.

2.2. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt thiết bị vệ sinh

Đối với thiết bị vệ sinh Tiêu chuẩn nghiệm thu

– BMC phải phủ men láng bóng và đều toàn bộ bề mặt.

– BMK chỉ cần có men phủ ở những điểm có thể nhìn thấy sau khi lắp vào vị trí sử dụng.

Men ở các gờ, cạnh phải đầy đặn, đều láng.

–  Trong mọi trường hợp, không được có vết nứt lạnh và nứt mộc trên sản phẩm.

–  Mọi khuyết tật có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0.2mm và không tập trung thì không bị coi là khuyết tật.

– Tiêu chí khuyết tật ngoại quan và sai lệch kích thước khác nhau ở từng loại sản phẩm.

↠Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh

Đường ống dẫn nước lạnh và nước nóng

– Việc nghiệm thu hệ thống cấp nước bên trong và cấp nước nóng được tiến hành sau khi đã có kết quả thử áp lực, kiểm tra bên ngoài và kiểm tra sự hoạt động của hệ thống.

– Trước khi đưa hệ thống vào sử dụng phải tiến hành tẩy rửa, khử trùng hệ thống và thoát nước ra khỏi hệ thống cấp nước bên trong và cấp nước nóng.

– Các hệ thống cấp nước lạnh và nóng cần phải thử áp lực. áp lực thử bằng áp lực làm việc cộng với 5 daN/cm2 nhưng không quá 10 daN/cm2, thời gian thử là 10 phút,trong thời gian đó áp lực.thử giảm không quá 0,5 daN/cm2. Ngoài ra có thể thử bằng áp lực khí nén, trình tự thử như sau: Dùng áp lực thử 1,5 daN/cm2 để phát hiện khuyết tật. Sau khi khắc phục các khuyết tật tiếp tục thử với áp lực khí nén là 1 daN/cm2, trong 5 phút áp lực không được giảm quá 0,1 daN/cm2.

– Việc thử các hệ thống cấp nước lạnh và.nước nóng bằng thuỷ lực hoặc khí nén được tiến hành trước khi lắp đặt các dụng cụ lấy nước.

– Việc kiểm tra sự làm việc của hệ thống cấp nước nóng được tiến hành với nhiệt độ nước nóng bằng nhiệt độ tính toán. Nhiệt độ nước nóng được kiểm tra tại các điểm xa nhất của mạng lưới phân phối nước nóng.

– Sau khi lắp đặt đồng hồ đo nước phải kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bằng cách so sánh trị số trên mặt đồng hồ với lượng nước thực tế chảy ra van sau đồng hồ. Sai số cho phép nhỏ hơn 5%.

– Khi nghiệm thu hệ thống cấp nước lạnh và nóng cần phải lập các văn bản sau:

+ Bản vẽ thi công và thuyết minh kèm theo;

+ Những thay đổi về thiết kế khi thi công tại hiện trường;

+ Biên bản nghiệm thu các công tác khuất;

+ Các biên bản về thử áp lực và sự làm việc của hệ thống;

+ Biên bản nghiệm thu và bàn giao toàn bộ hệ thống công trình kèm theo các văn bản yêu cầu;

2.3. Biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh

CÔNG TRÌNH …………..

……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Ngày …….. tháng ……… năm ……….

NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VỆ SINH

Thiết bị: ….

Thuộc hạng mục công trình …

Công trình …

Do Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành phần sau đây tiến hành nghiệm thu:

– Trưởng ban: Đại diện cho chủ đầu tư:

– Các thành viên: Đại diện tổ chức nhận thầu:

Đại diện tổ chức Thiết kế:

Đại diện nhà máy chế tạo thiết bị vệ sinh:

– Đại diện của các cơ quan được mời:

…………………………………………………

Ban nghiệm thu cơ sở đã nhận được các bản vẽ, tài liệu lắp đặt thiết bị nêu trên như sau: …………………………………….

…………………………………….

Sau khi xem xét các tài liệu, bản vẽ lắp đặt, hồ sơ hoàn công và.tiến hành kiểm tra tình trạng lắp đặt thiết bị, có nhận xét như sau:

  1. Nhận xét về kỹ thuật: …. ………….
  2. Vê khối lượng đã thực hiện ………………………

Kết luận: ……………………………………………….’

Ý kiến đặc biệt của các thành viên ban nghiệm thu cơ sở: …………………………

……………………………………………………….

Các phụ lục kèm theo: ………………..

………………………………………….

Chữ ký của:

– Trưởng Ban nghiệm thu cơ sở: ………….

– Các thành viên: ………………………..

– Các cơ quan được mới: ……………………..

tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh

Hy vọng những thông tin trên đã đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của quý khách. Cần thêm thông tin về sản phẩm vui lòng liên hệ nội thất An Dân.

Xem thêm nhiều sản phẩm mới tại Thiết Bị Nhà Tắm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *