Nhu cầu nhập khẩu thiết bị, sản phẩm từ nước ngoài về Việt Nam kinh doanh đã không còn xa lạ. Đây là nguồn hàng chất lượng cao, có nhiều mẫu mã đa dạng, mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, muốn nhập khẩu thiết bị vệ sinh cho công ty cần nhiệu thủ tục. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để làm đúng, đủ các thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh nhé
Nội dung bài viết
1. Quy định, thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh
Hãy cùng làm rõ các quy định trong công tác nhập khẩu thiết bị vệ sinh. Người thực hiện cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
Khái niệm liên quan đến nhập khẩu thiết bị
– Nhập khẩu: Theo quy định được ban hành tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 chúng ta có thông tin: “nhập khẩu là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
– Thiết bị vệ sinh là những thiết bị, vật dụng bố trí trong nhà tắm.hay nhà vệ sinh có chức năng phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt cơ bản của con người. Thiết bị vệ sinh gồm các dòng sản phẩm chính thường thấy như bồn cầu, chậu rửa, lavabo, bồn tiểu, bồn tắm, sen cây,… và phụ kiện đi kèm để hoàn thiện tiện nghi phòng tắm như: gương, thanh treo khăn, lô giấy, kệ đựng cốc, vòi xịt…
Và theo thông tư số 10/2017/TT-BXD đã ký ngày 29/9/2017 của Bộ Xây dựng, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày.1/1/2018 đã có những sửa đổi bổ sung Thông tư 15/2014/TT-BXD. BXD đã quy định mặt hàng thiết bị vệ sinh nhập khẩu không còn thuộc danh mục.hàng hóa vật liệu xây dựng phải được chứng nhận và công bố hợp quy, hợp chuẩn kỹ thuật nữa. Chính vì vậy, các mặt hàng thiết bị vệ sinh như: vòi nước, vòi sen, lavabo (bồn rửa), bồn tắm, bệ xí nhập khẩu về Việt Nam thì.được phép làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa bình thường.
Mã phân loại hàng hóa đối với thiết bị vệ sinh nhập khẩu
Đối với hàng nhập khẩu, thì chúng được áp dụng các khoản thuế đặc biệt. Và để biết được chính sách thuế áp dụng cho lô hàng thiết bị vệ sinh mà bạn muốn nhập khẩu về Việt Nam.cụ thể như thế nào thì doanh nghiệp, cá nhân cần tra cứu hay áp mã HS (mã phân loại hàng hóa) cho phù hợp với lô hàng thực tế muốn nhập. Đây cũng là căn cứ để dự tính trước được cách chính xác mức thuế nhập khẩu phải nộp. Chúng ta có các lưu ý như sau:
– Đối với mặt hàng, sản phẩm, thiết bị vệ sinh là vòi nước, vòi sen được quy định:
+ Phân nhóm 7324: Nếu thiết bị vệ sinh và các bộ phận của nó được làm hoặc chế tạo từ sắt hoặc thép.
+ Phân nhóm 8481: Nếu vòi, van và các thiết bị vệ sinh tương tự.dùng.cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự, kể cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt được làm hoặc chế tạo từ các chất liệu kim loại khác như chrome, nhựa,…
– Đối với mặt hàng, sản phẩm, thiết bị vệ sinh là lavabo (bồn rửa), bồn tắm, bệ xí:
+ Phân nhóm 3922: Nếu lavabo (bồn rửa), bồn tắm, bệ và nắp xí bệt, bồn tắm vòi sen, bệ rửa vệ sinh (bidets), bình xả nước và các thiết bị vệ sinh tương tự được làm (chế tạo) bằng plastic.
+ Phân nhóm 6910: Nếu lavabo (bồn rửa), bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bồn tắm, bệ chậu rửa, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự khác được làm (chế tạo) bằng gốm, sứ gắn cố định.
Ví dụ: khi tra cứu, bạn biết mã HS của sản phẩm vòi sen bằng đồng mạ Chrome là 8481.8059. Bạn sẽ vào website Tổng cục “http://www.customs.gov.vn/” , copy và paste vào ô “Mã số” và tick vào “Thuế nhập khẩu ưu đãi”. Sau đó tìm kiếm, thì bạn sẽ biết được thuế nhập khẩu của nó là bao nhiêu.
Khi nhập thiết bị vệ sinh, người thực hiện nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với từng loại sản phẩm trong lô hàng.
Xem thêm bài viết Kinh nghiệm mở đại lý kinh doanh thiết bị vệ sinh hiệu quả
Thủ tục để nhập khẩu thiết bị vệ sinh
Như đã đề cập ở trên, mặt hàng thiết bị vệ sinh.không còn phải công bố hợp quy (hợp chuẩn kỹ thuật) và kiểm tra chứng nhận chuyên ngành như hướng dẫn mới nhất của Bộ Xây dựng (thông tư 10/2017/TT-BXD). Và người thực hiện chỉ phải làm thủ tục nhập khẩu như một lô hàng bình thường nên thủ tục hải quan cũng không có gì đặc biệt. Thực hiện đúng, đủ các bước như dưới đây:
Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có). Kết hợp xuất trình hàng hoá thực tế (nếu có) cho cơ quan hải quan.
Bước 2: Công chức hải quan (người có thẩm quyền) thực hiện việc thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II – Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
– Nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV – Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
– Hóa đơn thương mại (trường hợp phải thanh toán cho người bán): 01 bản chụp (scan).
– Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương.(áp dụng trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật): 01 bản chụp.
– Giấy phép nhập khẩu theo hạn.ngạch thuế quan: 01 bản chính (trường trường hợp nhập khẩu một lần); hoặc nộp 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi (trường hợp nhập khẩu nhiều lần).
– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra.của.cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
– Tờ khai trị giá: thực hiện tờ khai hải quan theo mẫu. Sau đó gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan, số lượng 02 bản chính.(đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Tất cả các trường hợp phải khai tờ khai trị giá.và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo.Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2. Các công ty chuyên nhập khẩu thiết bị vệ sinh
Nhờ các chính sách đối ngoại tài tình của nước nhà mà.giờ đây số lượng thiết bị vệ sinh nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng đối với các dòng sản phẩm khác nhau. Hiện nay, số lượng các công ty nhập khẩu TBVS rất nhiều. Cụ thể chúng ta có thể đề cập đến những cái tên như sau:
– Công ty Nội thất An Dân, chuyên phân phối các dòng.thiết bị vệ sinh nhập khẩu từ các thương hiệu như: HUGE, BALLY, GUCEN, HCG,…
– Công ty Inax Việt Nam, chuyên phân phối, nhập khẩu sản phẩm nội địa nguyên chiếc từ Nhật Bản.
– Công ty thiết bị vệ sinh IMEX Việt Nam, đại lý phân phối chuyên.nhập khẩu sản phẩm từ Nhật Bản.
– Công Ty Cổ Phần Quốc Tế LuxBath – Nhà phân phân phối các thiết bị vệ sinh nhập khẩu chính hãng.từ các thương hiệu nổi tiếng: FERROLI, VIGLACERA, PLATINUM, DURAVIT, MOEN,..
– Công ty CP Xây Dựng Và Thương Mại Newland Việt Nam, chuyên phân phối các thiết bị từ.TOTO, DAEHAN, Viglacera, American Standard, Caesar, Inax,..
– Công ty TNHH Xây dựng và Hạ tầng Ngôi Nhà Lớn, chuyên nhập khẩu các thiết bị vệ sinh.của thương hiệu Inax, Toto, Jomoo,…
☞ Tham khảo thêm: Các thương hiệu thiết bị vệ sinh Thái Lan nổi tiếng
Trên đây là những thông tin, thủ tục cơ bản liên quan đến.việc nhập khẩu thiết bị vệ sinh cho công ty mà bạn nên biết. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi thực hiện nhập khẩu bất kỳ thiết bị vệ sinh nào. Chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như.chi phí khi thực hiện. Nếu có thắc mắc, hay cần hỗ trợ chi tiết, bạn có thể liên hệ trước với.các cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hướng dẫn tận tình nhất.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các mẫu thiết bị vệ sinh đẹp Tại Đây
Các bài viết mới
Th3
Th3
Th3
Th3
Th3
Danh mục sản phẩm