Lưu ý khi mua thiết bị vệ sinh cho trẻ em trường mầm non

Tại một số trường mầm non hiện nay thì vẫn còn.trường hợp trẻ em sử dụng phòng vệ sinh chung, dùng thiết bị vệ sinh của người lớn. Tuy nhiên theo như nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, việc này sẽ ảnh hưởng tới.tâm sinh lý cũng như sự phát triển tốt nhất của trẻ. Chính vì vậy, việc thay đổi và trang bị thêm các thiết bị vệ sinh trẻ em ra đời. Điều này được đón nhận và.được xem là sự đầu tư đúng đắn đối với trẻ em. Vậy chọn thiết bị vệ sinh cho trẻ em ở trường mầm non.như thế nào, cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Các yêu cầu khi thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non

Khi tiến hành thiết kế và.xây dựng khu nhà vệ sinh cho trẻ ở trường mầm non, ban quản lí cần lập kế hoạch và có phương án kỹ lưỡng. Vì trẻ em là đối tượng cần được ưu tiên về mặt phát triển toàn diện ngay từ nhỏ. Một số yêu cầu được đặt ra như sau:

thiết kế thiết bị vệ sinh cho trẻ em

– Nên ưu tiên xây dựng nhà vệ sinh tại nơi.thoáng mát, cuối hướng gió, thuận tiện cho quá trình di chuyển của các bé.

– Tùy thuộc vào quy mô và số lượng học sinh mà.không gian phòng được thiết kế với diện tích phù hợp.

– Trang thiết bị đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh của trẻ.

– Các phòng vệ sinh phải có vách ngăn, bố trí vòi nước hợp lý.

– Nên có khu vực dành cho trường hợp trẻ khuyết tật.để các em có thể sử dụng an toàn.

– Việc lựa chọn vật liệu thi công cũng phải đảm bảo tính an toàn tốt nhất: Sàn nhà vệ sinh phải dễ lau chùi nhưng.không bị trơn trượt, không thấm nước; Cửa phòng vệ sinh và vách ngăn không được dùng.các vật liệu hút ẩm vì rất dễ mốc mọt, rỉ sét khi sử dụng thời gian dài.

– Hệ thống đường ống nước cần được lắp đặt âm tường, kín đáo. Vừa đảm bảo tính thẩm mĩ mà không vướng các bé khi sử dụng. 

– Phòng vệ sinh có lắp đặt quạt thông gió, hút mùi để luôn.đảm bảo sự khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ trong không gian. Tránh việc ảnh hưởng mùi hôi hay vi khuẩn đến các khu vực khác.

☞ Tham khảo: Địa chỉ mua thiết bị vệ sinh uy tín, chính hãng

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trẻ em trong trường mầm

Dù là cấp bậc trường học nào, kể cả trường tư thục thì trong quá trình thiết kế và.thi công xây dựng khu vực vệ sinh thì vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Giáo Dục. Và các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra.các tiêu chuẩn xây dựng mà các trường học cần đáp ứng.

Các trường mầm non cần lưu ý tiêu chuẩn về thiết kế nhà vệ sinh.trường mầm non của Bộ Giáo Dục mới nhất (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCV3907:2011 về trường mầm non) được ban hành như sau:

tiêu chuẩn thiết kế vệ sinh cho trẻ em

– Xây dựng khu vực vệ sinh khép kín với phòng sinh hoạt và.phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát;

– Tiêu chuẩn diện tích phòng từ 0,40 (m2/trẻ) đến 0,60 (m2/trẻ) nhưng không nhỏ hơn 12 (m2/phòng);

– Có lắp vách ngăn với chiều cao 1,20 (m) giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu;

– Kích thước của mỗi ô đặt bệ xí là 0,8 x 0,7 (m);

– Bố trí từ 2 đến 3 bồn tiểu treo tường dùng cho trẻ em nam và từ 2 đến 3 xí bệt (ngồi) dùng cho trẻ em nữ;

– Khu vực rửa tay (chậu lavabo) của trẻ được bố trí riêng theo tiêu chuẩn từ 8 (trẻ/chậu rửa) đến 10 (trẻ/chậu rửa).

– Trang bị các thiết bị vệ sinh phù hợp với từng độ tuổi nhất định (đáp ứng được độ cao và độ lớn).

– Đối với trẻ em từ dưới 24 tháng tuổi: trung bình 4 trẻ thì đặt một ghế ngồi bô.

– Trung bình 10 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần thiết kế một xí bệt (hoặc bồn cầu mini).

– Thiết kế riêng biệt khu vực nhà vệ sinh cho trẻ em trai và trẻ em gái.

– Sàn của phòng vệ sinh phải đảm bảo: Đạt độ dốc từ 1% đến 2% về phía hố thu hoặc lỗ thoát nước ở chân tường (vị trí sát mặt sàn); Gạch lát bằng vật liệu không trơn trượt, không thấm nước và dễ dàng cọ rửa.

– Đối với chiều cao lắp đặt các thiết bị vệ sinh (chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị):

+ Chậu rửa tay tính từ mặt sàn: từ 0,40 – 0,25 (m).

+ Chậu rửa dành cho trẻ khuyết tật tính từ mặt sàn: từ 0,35 – 0,40 (m).

+ Bệ xí cách sàn: từ 0,20 – 0,30 (m).

+ Bể dội nước cách sàn: cao trên 0,70 (m).

+ Bồn tiểu treo tường cách sàn: 0,30 (m).

Xem thêm Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua thiết bị vệ sinh cho nhà mới

Lưu ý khi mua thiết bị vệ sinh cho trẻ em

thiết bị vệ sinh cho trẻ em

– Sức đề kháng của các bé còn yếu, nên phải chọn thiết bị vệ sinh làm từ chất liệu chất lượng cao, chính hãng. Bề mặt thiết bị có khả năng kháng khuẩn tốt, dễ làm sạch.

– Dựa vào từng độ tuổi và chiều cao của con trẻ để lựa chọn kích thước sản phẩm cho phù hợp với từng đối tượng em nhỏ. Làm sao để các em có thể tự thực hiện vệ sinh mà không cần đến sự hỗ trợ của thầy cô.

– Chọn lựa các sản phẩm thiết bị vệ sinh có thiết kế với những hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt. Nó sẽ góp phần kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ hơn.

– Hãy đặt các thiết bị có tính liên kết trong công năng sử dụng. Ví dụ: bồn rửa mặt có thể đặt giữa sen tắm và bồn cầu để trẻ có thể dễ dàng vệ sinh tay chân sau khi đi vệ sinh. Đây cũng là 1 phương pháp giúp bé hình thành thói quen ngăn nắp, sắp xếp đồ đạc.

– Không chọn gạch lát sàn có độ bóng, dễ trơn trượt, và đọng nước.

– Không chọn thiết bị vệ sinh có độ lóa cao, chỉ cần màu sắc trung tính để tránh ảnh hưởng đến mắt trẻ.

– Không nên lắp đặt thiết bị vệ sinh thông minh cho trẻ. Để trẻ tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt của mình. Nó góp phần giúp các bé tăng khả năng tự giác, tự vệ sinh cá nhân cho bản thân.

Trên đây là bài viết về việc chọn mua thiết bị vệ sinh cho trẻ em trong trường mầm non. Hy vọng nó sẽ góp phần giúp bạn tìm kiếm được các phương án tốt nhất đối với trẻ. Sự đầu tư đúng đắn cho con trẻ là thứ chưa bao giờ thừa. Hãy giúp các bé có cơ sở phát triển hoàn hảo nhất, an toàn nhất. Nếu bạn đang cần mua thiết bị vệ sinh trẻ em, hay cần thêm các tư vấn thì đừng ngần ngại liên hệ với Nội Thất An Dân. Tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ giải đáp một cách tận tình và chu đáo.

Xem thêm Nên mua combo thiết bị vệ sinh hay mua riêng lẻ ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *