Bồn cầu là thiết bị vệ sinh thiết yếu trong mỗi gia đình, có cấu tạo bao gồm bệ ngồi, thân bồn cầu, bình chứa nước, hệ thống xả, ống thoát nước, gioăng cao su và các bộ phận khác. Tìm hiểu chi tiết cấu tạo của bồn cầu và cách các bộ phận phối hợp để mang lại hiệu quả sử dụng và vệ sinh.
Nội dung bài viết
1. Bồn cầu có cấu tạo như thế nào?

Để nói về bồn cầu hay thuật ngữ tiêu chuẩn của Việt nam là xí bệ, gồm có hai loại xí bệ ngồi xổm (ngồi xổm trên hai chân) và bồn cầu ngồi bệt (ngồi đặt mông trực tiếp). Và hầu như ngày nay, mọi gia đình thường sử dụng xí bệ ngồi bệt (trong bài viết gọi là bồn cầu để dễ phân biệt)
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại bồn cầu, phân thành các loại sau: dạng liền khối (1 khối), dạng hai khối, bồn cầu treo tường và bồn cầu thông minh. Nhưng nhìn chung cấu tạo của các loại bồn cầu được chia làm 3 phần chính trong cấu tạo. Cấu tạo một bồn cầu bao gồm: két nước, thân bồn cầu, nắp bệ ngồi – nắp đậy.
1.1 Cấu tạo bồn cầu 1 khối (liền khối).
Dạng liền một khối là có đủ các bộ phận cấu tạo nên một chiếc bồn cầu. Tuy nhiên kiểu dáng liền lạc không phân chia rõ phần thân bồn và két nước xả. Ưu điểm liền khối không khe hở giữa thân và két, nên không tạo nên chỗ bám dơ và tụ vi khuẩn.
1.2 Bồn cầu dạng hai khối.
Đây là loại điển hình khối có các bộ phận cấu tạo rõ nét nhất. Thiết kế phần két rời hẳn khỏi thân. Ưu điểm, dễ sử lý hệ thống xả nước trong phần két, vì có thể tháo két nước xả ra khỏi thân bồn cầu.
1.3 Bồn cầu vệ sinh được treo tường.
Khác biệt chính của loại này là nó được treo trực tiếp trên tường. Khác so với hai loại bên trên là kiểu đặt trên mặt phẳng sàn. Bộ phận két nước được treo dấu hẳn trong tường, Vì thế nên nhìn rất hiện đại, gọn gàng và tiết kiệm được diện tích cho phòng tắm.

1.4 Thiết bị bồn cầu thông minh.
Bồn vệ sinh thông minh là loại có hệ thống rửa tự động thông qua bảng bấm điều khiển, hay điều khiển cảm ứng tay. Ngoài chức năng tự rửa còn có các chức năng khác như: sưởi ấm nắp ngồi, chức năng thổi sấy khô v.v… Kiểu bồn đi vệ sinh thông minh có ở cả dạng đặt trực tiếp trên sàn hay loại treo gắn tường.
2. Các phần cấu tạo chính của bồn cầu.
2.1 Hệ thống két xả nước.
Hệ thống két xả nước có chức năng xả nước sau mỗi lần đi vệ sinh; để đẩy chất thải xuống hầm cầu. Cấu tạo bao gồm vỏ két sứ bên ngoài và bộ xả nước cho bồn có ống xả, phao, nắp chắn, v..v…
1. Refill Tube – Ống nạp lại: là ống dẫn nạp lại nước, sau khi nước đã được xả đẩy thải.
2. Float Ball – Bóng nổi: giúp ngắt tự động nguồn nước nạp vào, khi phao được nước nâng lên tới điểm thiết lập. Khi ước được xả ra, phao sẽ hạ xuống.
3. Trip Lever – Lẫy tay gạt xả nước: giúp nâng nắp chắn, xả nước tại vị trí tiếp giáp thân bồn cầu. Tay gạt được nối với nắp chắn bằng dây móc xích nhỏ. Hiện nay, có thêm thiết kế dạng nút bấm phần trên nắp của két nước với chức năng xả tiểu – đại nhằm tiết kiệm nước hơn.
4. Toilet tank – Vỏ ngoài két: được hiểu là toàn bộ cấu trúc vỏ ngoài của két nước xả
5. Flapper – nắp chắn ngăn nước: bình thường nắp ngăn nước chảy xuống bồn cầu. Khi xả nước, tay lẫy sẽ kéo dây xích khiến nắp được nâng lên, nước thoát ra.
6. Overflow Tub – Ống tràn: khi mực nước cao hơn miệng ống tràn, nước sẽ tràn qua ống này xuống bồn cầu. Thông thường mực nước được thiết lập bởi phao sao cho không vượt miệng ống tràn.
7. Fill Valve (ballcock) – Van nạp: Phần chụp trên của đầu ống nạp kết nối với phao. Kết hợp với phao để cung cấp hay ngăn nước vào két.
8. Flush Valve seat: vật kết nối nắp chắn thoát nước và cố định tại thân ống nạp. Phần nối tiếp giáp với nắp chắn xoay được, giúp nắp chắn hạ xuống sau khi nước được xả ra.
9. Inlet: đầu ống xả của két đưa xuống thân bồn. Điểm tiếp xúc có mút đệm ngăn nước bị rỉ ra bên ngoài.
2.2 Thân bệ ngồi có cấu tạo gồm những gì?
1- Outlet: Là chỗ thoát thải, đường kết nối với ống để đưa các chất thải xuống bể phốt.
2- Weir: Phần thiết có tác dụng như con đập, giúp giữ lại một phần nước trong thân bồn.
3- Trapway: gọi nôm na là “bẫy nước” tác dụng kết hợp phần đập (Weir) cản giữ lượng nước theo thiết kế. Nếu không có Weir và Trapway nước được giữ lại có thể không đạt theo chuẩn thiết kế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả xả thải.
4- Water surface area: Là phần diện tích chứa nước của bồn cầu được giữ lại.
5- Water seal: là thể tích nước được đập giữ lại. Chức năng của nó là tạo ra một phần chân không giữa hai đoạn ống thải và môi trường sống. Ngoài ra, nó hoạt động bằng cách tránh mùi hôi từ nhà vệ sinh.
6- Rim holes: Là lỗ vành, nơi nước từ két xả thoát xuống tạo lực đẩy của nước cuống chất thải xuống đường thoát vào bể phốt.
7- oilet Bowl: Thân bồn cầu hay còn gọi là thân bệ ngồi của toilet
2.3 Nắp bệ ngồi và nắp đậy.
Một chiếc bồn cầu gồm hai nắp: nắp bệ ngồi và nắp đậy bồn.
Nắp bệ ngồi: thiết kế lớn hơn phần nắp đậy, được hạ xuống đặt trên thân bồn giúp người dùng ngồi trực tiếp lên trong quá trình vệ sinh. Hiện thị trường có bán riêng những nắp bệ ngồi thông minh, có tích hợp với hệ thống rửa tự động hay các chức năng khác.
Phần nắp đậy, nằm phía trên của nắp bệ ngồi. Trong trường hợp không sử dụng bồn vệ sinh có thể đóng nắp đậy lại, có tác dụng hỗ trợ thêm trong ngăn cản mùi thoát ra ngoài nếu có.
2.4 Phần phụ kiện vòi xịt.
Các loại bồn cầu thường có vòi xịt giúp làm sạch sau khi đi vệ sinh. Vòi xịt toilet có cấu cấu tạo như những vòi sen, nhưng nhỏ hơn với thiết kế tay bấm để sử dụng. Vòi xịt thường được lắp bên ngoài bồn cầu, với nguồn cấp nước trực tiếp từ hệ thống nước trong nhà.
Và nếu dùng bồn cầu thông minh hay nắp bệ ngồi thông minh, sẽ có thiết kế vòi riêng được đặt hẳn trong thân bồn; và chúng ta không cần dùng tác động cơ học để sử dụng.
3.Nguyên lý sự hoạt động của bồn cầu bệt.
Sử dụng lực nâng hay lực ép giúp nâng nắp chắn nước trong két nước xả bồn cầu. Khi đó, nước sẽ chảy xuống xung quanh phần thân bồn qua các lỗ trên vành và thoát ra ngoài một cách thuận tiện.
Dưới tác dụng đẩy mạnh của lượng nước xả từ kế, giúp xả sạch mớ hỗn độn bên trong mà chúng ta vừa thực hiện. Sau đó, một phần nước được giữ lại tại chỗ hình chữ đầu chữ S. Thường được gọi là cổ cò hay con thỏ do thiết kế điểm Weir và Trapway tạo thành.
Bên trong bồn chứa sẽ luôn có tồn nước để giữ khí không bốc lên từ bể tự hoại. Đồng thời giúp chất thải không bám dính trong lòng thân bồn.
Khi két xả hết nước, nắp chắn sẽ tự động đóng lại. Nước sẽ được cung cấp từ từ vào két chứa qua ống cấp nước và đồng thời nâng phao nhựa lên. Khi phao đạt tới điểm cài đặt, lỗ thoát ở van nạp (Fill Valve) sẽ đóng lại ngăn nước tiếp tục đi vào. Cứ như vậy, nước luôn được chứa trong két để cho sử dụng lần tiếp theo. Trong trường hợp cúp nước bạn vẫn có thể xả vệ sinh một đến hai lần tùy cách bạn xả nhé.
4. Đôi nét về xí bệ ngồi xổm.
Loại xí bệ này thông dụng ở vài thập kỷ về trước, tuy nhiên nay không còn được sử dụng rộng rãi. Phần lớn do thiết kế của nó chiếm diện tích, không mấy thẩm mỹ nên dần bị thay thế.
Đất nước còn sử dụng loại bồn cầu này nhiều đó chính là Nhật Bản. Bởi theo nghiên cứu, tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh tốt hơn tư thế ngồi bệt. Có lẽ vì đó nên người Nhật còn sử dụng và cũng có những cải tiến cho chiếc bồn cầu ngồi xổm này.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào ảnh, chiếc bồn cầu ngồi xổm hiện nay của Nhật cũng còn chút gì bất tiện nhỉ. Bạn hãy thử nghĩ xem sau nhé!
5. Loại cầu nào tốt hơn cho sức khỏe?
Như đã biết bồn cầu được chia làm 2 loại theo kiểu dáng ngồi gồm: bồn cầu bệt và bồn cầu ngồi xổm. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng; và như vậy cái nào tốt hơn cho sức khỏe?
Theo kết quả nghiên cứu, khi ngồi trên bồn cầu bệt sẽ không bị tê nhức chân nếu thời gian vệ sinh quá dài. Nhưng sẽ khiến người dùng bị ảnh hưởng đến quá trình bài tiết. Xuất hiện các mối nguy cơ như đại tràng khó tiêu, xung kết ruột già, xung huyết vùng chậu, bệnh trĩ và các bệnh khác.
Ngồi toilet lâu dễ dẫn đến các bệnh như trĩ, trực tràng,…v.v.
Trong khi sử dụng bồn cầu ngồi xổm có lợi hơn cho quá trình bài tiết. Lý do là ngồi xổm dẫn đến uốn cong hông nhiều hơn, trực tràng hướng thẳng xuống không gấp khúc và đi vệ sinh dễ dàng hơn. Do đó, tư thế ngồi xổm sẽ tốt hơn, tuy nhiên khó có thể thực hiện tư thế ngồi này ở bồn cầu bệt. Dù nó lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lưu ý nhỏ.
Lưu ý rằng dù bạn sử dụng loại bồn cầu nào đi nữa. Thì bồn cầu không được cấu tạo để xử lý những vật quá lớn hay khó phân hủy như cuộn giấy vệ sinh, các vật rắn v.v… Vì vậy bạn cần lưu ý điều này nếu không muốn bồn cầu nhà mình bị tắc nghẽn và ứ đọng.
Gợi ý cách ngồi đúng tốt nhất trong nhà vệ sinh hiện đại với bồn cầu bệt.
Cách ngồi tốt nhất cho bồn cầu bệt nhằm hạn chế những mối nguy đó chính là việc bạn tạo thế nghiêng người về phía trước. Và tốt hơn khi bạn sử dụng ghế nhỏ để kê chân lên giúp độ cong giữa thân và đùi.
Đôi lời kết cho bài viết về bồn cầu, cấu tạo và tư thế ngồi tốt nhất cho sức khỏe khi đi vệ sinh.
Trên đây là những chia sẻ về cấu tạo bồn cầu. Hay cấu tạo bồn cầu gồm những bộ phận nào và hoạt động ra sao. Bây giờ bạn đã hiểu rõ về các bộ phận của bồn cầu, cách hoạt động, vệ sinh và chức năng của nó.
Hy vọng bạn đã tìm nắm bắt thêm về chiếc bồn cầu cho nhà vệ sinh qua bài viết. Đồng thời vận dụng kiến thức này để lựa chọn hay để xử lý các vấn đề gặp phải liên quan. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi – Nội thất An Dân. Đại lý kinh doanh về thiết bị vệ sinh chính hãng tại Tp. HCM qua số 0903 802 808. Chúng tôi chuyên phân phối các sản phẩm phòng tắm vệ sinh từ cao cấp sang trọng, đến những sản phẩm chất lượng giá rẻ nhất trong các thương hiệu uy tín hiện nay.
Các bài viết mới
Th4
Th3
Th3
Th3
Th3
Danh mục sản phẩm